Hermann - Gmeiner School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hermann - Gmeiner School

Where friendship begins...
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 The Kite Runner - Người đua diều

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Meocon
Học sinh mới
Học sinh mới
avatar


Tổng số bài gửi : 23
Registration date : 23/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeSat Jan 24, 2009 2:09 pm

Mí bữa trước ra thuê đĩa phim về coi thì thuê phim này sau đó mới lùng truyện về đọc. Coi phim đã thấy cảm động thì đọc truyện còn cảm động hơn. Thế nên post lên để mọi ng` tìm đọc

đây là bìa sách:
The Kite Runner - Người đua diều Dieu1

Khaled Hosseini, sinh năm 1965 tại Kabul, Afghanistan, hiện ông sống
tại Mỹ. Những hồi ức tuổi thơ, kho tàng thơ ca Afghanistan cùng mối
liên hệ với những người Afghan thuộc chủng tộc Hazara đã gợi cảm hứng
cho ông viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất sắc “Người đua diều”.

“Câu
chuyện về hai cậu bé từng là bạn của nhau ở Afghanistan, cũng chính là
một tác phẩm phi thường về văn hóa.” (San Francisco Chronicle)

Khía
cạnh nào đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt và lâu bền của tác phẩm này?
Đó phải chăng là ý nghĩa nhân văn thẳm sâu trong từng
chi tiết
được tạo dựng công phu và đầy sức thuyết phục? Đó là một câu chuyện làm
cảm động trái tim về một tình bạn khác thường... Đó cũng là một tác
phẩm thuyết phục kỳ lạ, về mối quan hệ mong manh giữa cha và con, giữa
con người và thần thánh, giữa cá nhân và đất nước...

Toàn bộ câu
chuyện là lời tự thuật của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan, Amir, về
những năm tháng tuổi thơ đầy niềm vui cũng như lỗi lầm, về những ngày
trôi dạt trên đất khách rồi cuộc hành trình trở lại quê hương đổ nát để
cứu chuộc tội lỗi cho bản thân và cho cả người cha đã khuất. Theo dòng
hồi ức của Amir, người đọc trở lại hơn hai mươi năm về trước, khi Amir
còn là một cậu bé mười hai tuổi sống trong vòng tay che chở của Baba
giàu sang và thanh thế. Cùng gắn bó với Amir suốt những năm tháng tuổi
thơ là Hassan, con trai của người quản gia Ali, một cậu bé lanh lợi,
mạnh mẽ nhiều lần xả thân để bảo vệ Amir. Thế nhưng tình bạn và lòng
tận tụy của Hassan đã không được đền đáp, một ngày mùa đông năm 1975,
Hassan vì ra sức bảo vệ chiếc diều xanh chiến lợi phẩm của Amir đã bị
bọn trẻ xấu hành hung và nhục mạ. Sự nhu nhược và hèn nhát đã cản bước
Amir cứu bạn, thậm chí, còn biến cậu thành một kẻ gian dối khi bịa
chuyện nhằm đuổi cha con Ali và Hassan ra khỏi nhà. Và Amir đã phải trả
giá cho lỗi lầm ấy trong suốt phần đời còn lại. Ngay cả khi anh đang
sống sung túc trên đất Mỹ, ngay cả khi tìm được một mái ấm cho riêng
mình hay thực hiện được mơ ước trở thành nhà văn, nỗi ám ảnh của một kẻ
gian dối vẫn ngày đêm đeo đuổi Amir. Và cuối cùng, trở lại Afghanistan
để cứu con trai Hassan khỏi tay bọn Taliban là con đường duy nhất để
Amir chuộc lỗi với người bạn, người em cùng cha khác mẹ Hassan đã chết
dưới họng súng Taliban.

Đây có lẽ là cuốn sách đầu tiên giúp
người đọc Việt Nam nhìn nhận một cách đầy đủ và chân thực nhất về vẻ
đẹp cũng như nỗi đau của Afghanistan, một đất nước, một dân tộc, một
nền văn hóa lâu đời bị tàn phá bởi những kẻ cuồng tín. “Người đua diều”
là món quà tặng xúc động và đầy ý nghĩa, nhà văn Khaled Hosseini gửi
lại cho quê hương mình, nơi cuộc sống yên bình vẫn chưa trở lại.

“Tôi
đã trở thành tôi như ngày hôm nay từ tuổi mười hai, vào một ngày lạnh
lẽo, ảm đạm mùa đông năm 1975. Tôi nhớ chính xác lúc đó đang khom người
sau bức tường đất sụp đổ, nhòm trộm vào lối nhỏ gần khe suối đóng băng.
Thời đó lâu lắm rồi, nhưng tôi biết những gì người ta nói về quá khứ,
mà tôi đã học được, về việc anh có thể chôn vùi nó đi, là một điều sai
lầm. Bởi vì quá khứ đang thay đổi. Bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra tôi
vẫn đang nhòm vào cái lối nhỏ hoang vắng đó suốt hai mươi sáu năm qua.

...Tôi ngồi trên băng ghế công viên cạnh một cây liễu rủ. Tôi nghĩ tới điều gì đó Rahim Khan đã nói, gần như chợt nghĩ thêm: luôn có một con đường để tốt lành trở lại.
Tôi ngước nhìn cặp diều sinh đôi. Tôi nghĩ về Hanssan. Nghĩ về Baba.
Ali. Kabul. Tôi nghĩ về cuộc đời tôi đã từng sống, cho tới khi mùa đông
năm 1975 ập đến, làm thay đổi tất cả. Và khiến tôi trở thành người như
ngày hôm nay.”

Cho đến nay đã có rất nhiều nhận xét cùng những
lời ngợi ca đầy hoa mỹ về cuốn tiểu thuyết độc đáo này và chắc chắn bạn
sẽ không dễ bỏ qua một “chân trời cảm xúc mới, khơi gợi nhiều sự thức
nhận từ chính tâm can” để vươn đến một cuộc sống chân chính hơn. Và
“đây là một trong những câu chuyện sẽ ở lại trong tâm trí bạn trong
nhiều năm nữa. Những chủ đề văn học và nhân sinh đã tạo nên một cấu
trúc tiểu thuyết tuyệt vời: tình yêu, danh dự, tội lỗi, sợ hãi và cứu
chuộc.”
Về Đầu Trang Go down
Meocon
Học sinh mới
Học sinh mới
avatar


Tổng số bài gửi : 23
Registration date : 23/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeSat Jan 24, 2009 2:23 pm

Như thế nào là một cuốn sách lớn? Và nhà văn liệu có thể làm được gì cho
nơi chôn rau cắt rốn của anh ta? Và cho chính anh ta? Nhất là khi chính
anh ta đang trong thân phận của một kẻ lưu đày, một người di cư, một kẻ
bị đào rễ khỏi môi trường ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Cuốn tiểu thuyết của
Khaled Hosseini mang đến những câu trả lời nhẹ nhàng và khiêm nhường
nhưng không kém phần sâu sắc cho những câu hỏi ấy.




Người đua diều của Khaled Hosseini mang người đọc đến với một miền đất gần như bị lãng quên của nhân loại: Afghanistan.
Có phải là phi lí không khi nói đây là một vùng đất bị lãng quên? Có tuần lễ nào mà xứ sở này không xuất hiện trên mục thời sự của thông tin đại chúng. Và có ai thường xuyên xem truyền hình hay lướt web mà không biết rằng đó là vùng đất của Taliban, là nơi mà người ta cho nổ các pho tượng Phật, là nơi mà lâu lâu lại có một vụ đánh bom cảm tử. Nhưng liệu tất cả những điều ấy có phải là một cái Biết đích thực về một xứ sở? Có phải Afghanistan chỉ có vậy? Khaled Hosseini dựng lên hình ảnh đất nước của ông, từ những năm tháng cuối cùng dưới triều đại quân chủ cuối thập niên 70 của thế kỉ trước cho đến chi Liên quân đánh bại Taliban. Nó không khác. Cũng tàn khốc, khủng khiếp, một cách không che dấu. Nhưng nó sâu sắc,
đầy đủ hơn (và đúng hơn?) tất cả những gì mà truyền thông vẫn nói. Bởi nó là một cái nhìn từ bên trong. Qua số phận của một con người.



Thực ra thì Người đua diều mang dáng dấp của một tự truyện-hư cấu (auto-fiction), một thể loại đã làm nên những Ernest Hemingway, Henry Miler, Patrick Modiano, George Pérec và nhất là Marguerite Duras. Nhân vật chính của cuốn truyện– Amir
- mang bóng dáng của chính tác giả. Anh ta cũng là một người Mỹ gốc Afghanistan, cũng từng có một thời tuổi thơ, dẫu không dài, trong một xứ sở Afghanistan
thuở còn thanh bình dưới thời quân chủ, cũng từng yêu văn chương và
viết văn từ nhỏ. Nhưng đến đây thì câu chuyện lật sang một ngã rẽ.
Không chỉ hài lòng với cuộc đời của một anh bác sĩ viết văn, người cha
của hai đứa trẻ mà mỗi chuyến trở về Afghanistan là một cuộc phiêu lưu
kinh khủng đến mức bất khả (chính Hosseini đã từng thú nhận như thế
trong một cuộc phỏng vấn), nhà văn đẩy lôgích hư cấu của mình đến tận
cùng. Ông dựng lên những khung cảnh nối tiếp nhau, từ một nước
Afghanistan êm đềm nhưng hàm chứa những mục ruỗng như căn bệnh ung thư
thời quân chủ; một khung cảnh dữ dội và tàn bạo khi người Nga hiện
diện; những cảnh u buồn của những kẻ tha hương trong những khu chợ trời
ở Mỹ và cái khủng khiếp của thời Taliban với những buổi xử án man rợ
như kiểu thời Trung cổ, Đói, Cái chết, Bạo hành, U tối hiện diện ở khắp
mọi nơi. Dưới ngòi bút của ông, nhân vật chính, Amir, trở thành một kẻ
phải chịu khổ nạn. Nó là một đứa trẻ có số mệnh lạ kì : mới sinh ra đã
mang nỗi đau mất mẹ, yếu ớt bẩm sinh và bị cầm tù trong những khát vọng
của cha. Tuổi thơ của Amir trôi qua êm đềm một cách cay đắng trong tình
bạn với đứa trẻ con người quản gia, Hassan. Hassan là người bao bọc nó,
che chở nó. Hassan là tất cả những gì mà cha của Amir mơ ước. Hassan là
hình ảnh đối lập với Amir, là tất cả những gì mà nó không có và âm bản
của những gì nó có: nghèo, bị khinh bỉ, thuộc một chủng tộc hạ đẳng. Và
Hassan cũng là một trò đùa của số phận. Chỉ đến rất lâu sau này, khi đã
trưởng thành, Amir mới biết rằng Hassan chính là người anh em cùng cha
khác mẹ của chính anh. Lôgích hư cấu của nhà văn trở thành tàn nhẫn khi
ông bắt đứa trẻ mới hơn 10 tuổi phải trải qua những trải nghiệm kinh
khủng nhất ngay cả với một người đã trưởng thành: nỗi cô độc, sự ghen
tị, nỗi xấu hổ vì bất lực khi chứng kiến người bạn thân thiết nhất của
mình bị hãm hiếp mà bản thân phải quay mặt vì yếu đuối và sợ, sự phản
bội bằng dối trá để chiếm đoạt trọn vẹn tình yêu thương của cha bằng
cách đuổi Hassan khỏi nhà. Trải nghiệm khủng khiếp nhất mà đứa trẻ này
phải trải qua là trải nghiệm về tội lỗi. Nó sẽ đeo đuổi anh suốt cả
cuộc đời cho đến cả khi đã trốn chạy khỏi nơi chôn rau cắt rốn đau khổ
của mình. Và hình như nhân vật cũng trở thành nơi giải tỏa những mặc
cảm của chính nhà văn với tổ quốc mình. Amir (chứ không phải là
Hosseini) sẽ phải quay trở lại với mảnh đất tuổi thơ của mình, đối diện
với cái chết để một lần, đối diện với tội lỗi của chính mình và tìm sự
cứu chuộc trong hiểm nguy đánh đổi bằng tính mạng để cứu đứa con của
Hassan khỏi bàn tay của tử thần.



Người đua diều đẹp một cách quyến rũ và tàn bạo với những trang miêu tả một
nước Afghanistan mà nhiều phương diện đời sống, từ cấu trúc xã hội,
phong tục tập quán, tôn giáo, văn chương, tư tưởng cũng như những biến
cố lịch sử còn bị che khuất. Nhưng trên hết, nó là một cuốn tiểu thuyết
phảng phất một ý hướng triết lí. Đằng sau dòng chảy của tự sự là một
câu hỏi đầy day dứt: cái ác bắt đầu từ đâu? Và kì lạ thay, câu trả lời
của nhà văn là: ma quỷ ở chính lòng ta. Nói rằng lịch sử, xã hội và nền
văn hóa làm nên con người, điều ấy không khó và quả thật không sai.
Nhưng dường như còn có một thứ cái ác khác, cái ác tự bẩm sinh, cái ác
được biểu hiện ngay từ hành xử của những đứa trẻ trong một khu phố, một
thứ thiên hướng kinh khủng hướng tới sự chà đạp kẻ khác và bạo hành.
Cái ác ấy gần như là một thứ bản chất bất khả biến cải của con người mà
lịch sử và những cuộc cách mạng chỉ làm cho nó trở thành cô đặc lại,
mạnh mẽ hơn, khủng khiếp hơn. Có thể nói những trang viết về đám trẻ
con cái của những người thượng lưu sống quanh Amir thời "tiền chiến" là
những trang văn tuyệt đẹp với một suy tư triết lí sâu sắc.



Song hành cùng với câu hỏi về cái ác là câu hỏi về nỗi đau khổ và sự
giải thoát. Đứa trẻ của Hosseini phải chịu đựng tất cả những thử thách
có tính bản thể của một kiếp người. Nó phải chứng kiến sự sỉ nhục và
bạo hành dẫu không phải là với chính nó, nó phải cảm nhận sự bất lực
của chính mình và cảm nhận những giới hạn của chính mình. Tất cả những
điều đó giúp phơi bày cái bản chất hữu hạn của tồn tại người. Trong cái
hữu hạn ấy, con người có thể sa vào tội lỗi và tội lỗi là cội nguồn của
nỗi đau khổ. Một nỗi đau khổ cũng rất người: đau khổ vì ân hận. Con
người ở đây là nạn nhân của chính mình, nói chính xác hơn, của chính sự
hữu hạn bản thể của mình. Và như vậy thì con đường giải thoát con người
khỏi nỗi đau khổ, không đâu khác, chỉ là quay trở lại, đối diện với
chính cái hữu hạn ấy, đối diện với tội lỗi của chính mình và tìm sự hóa
giải bằng một hành vi đảm đương trách nhiệm dẫu có thể phải trả giá
bằng chính tính mạng. Đó chính là con đường mà nhân vật chính đã trải
qua. Amir quay trở lại Afghanistan, đối diện với chính đứa bạn cùng khu
phố nay đã trở thành một con quỷ Taliban để cứu đứa con của Hassan, đứa
trẻ cũng đang phải chịu những đau khổ mà bố nó đã từng phải chịu: bị
hãm hiếp và sỉ nhục bởi chính kẻ đã từng hãm hiếp bố nó. Và một lần
nữa, anh ta lại được chính đứa con của người anh em, người bạn thời thơ
ấu che chở. Như một thứ vòng luân hồi quái gở của định mệnh. Nhưng lần
này anh hóa giải được đau khổ, vì dám đối diện với chính mình và vượt
qua chính mình.



Cuốn tiểu thuyết của Hosseini là một thứ truyện lồng trong truyện. Nó
là câu chuyện về một dân tộc thể hiện qua cuộc đời của một con người.
Nó có tính ẩn dụ. Có lẽ đằng sau câu hỏi mang mầu sắc triết lí về nỗi
đau khổ của con người là câu hỏi về nỗi đau khổ của một dân tộc. Cái gì
đã khiến Afganistan đắm chìm trong chiến tranh và nỗi thống khổ? Phải
chăng vì dân tộc này bị lịch sử lựa chọn một cách bất công là nơi va
chạm của những siêu cường? Hay vì một cái gì khác? Nhà văn có một câu
trả lời độc đáo cho tất cả những câu hỏi đó. Nếu như những đau khổ của
nhân vật bắt nguồn từ chính cái bất toàn của anh ta, từ sự yếu đuối của
chính anh ta thì sự đau khổ của một dân tộc cũng bắt đầu từ chính những
bất toàn của dân tộc đó. Ông nhìn ra cái ung nhọt của một xã hội ngay
trong trạng thái bình yên xa xưa của nó, trước những cuộc chiến tranh:
sự cuồng tín tôn giáo, bản tính cực đoan mà ở một mặt là tinh thần
phóng khoáng, yêu tự do, kiên cường nhưng mặt bên kia là sự tàn bạo
không thương tiếc, sự bất bình đẳng giữa người với người, khi mà loại
người này có được cái quyền là người mà loại người khác phải cam chịu
thân phận bị hãm hiếp và bị sỉ nhục như một đương nhiên. Xã hội ấy cần
phải được thay đổi. Nó cần những cuộc cách mạng nhưng những cuộc cách
mạng khi thiếu sự bao dung, khi không được phát khởi tự bên trong mỗi
con người để hóa giải những mâu thuẫn kinh khủng và phi nhân nhất của
chính dân tộc ấy thì cách mạng nhanh chóng trở thành cơn ác mộng của sự
cuồng tín. Một tư tưởng phảng phất mầu sắc của chủ nghĩa Tolstoi! Nó có
thể bị coi là không tưởng, nhưng có lẽ, cùng với lịch sử, nó sẽ đúng![/size]



Cuốn tiểu thuyết của Hosseini là một ví dụ khiêm nhường về một cuốn
sách lớn. Nó lớn bởi lẽ dám đối mặt với những vấn đề cơ bản nhất của
một dân tộc và của con người. Vấn đề về cái ác, nỗi đau khổ và sự giải
thoát. Bởi thế, nó có cái đẹp của sự thiêng liêng tôn giáo, trong một
hình thức cổ điển nhất. Nó lớn bởi lẽ tác giả của nó dám đối diện với
chính mình và vượt qua chính mình bằng cách đẩy đến tận cùng lôgích của
sự hư cấu, dẫu tàn bạo và đau đớn. Nó lớn bởi thông qua câu chuyện về
cuộc đời của một con người, tác giả đã thể hiện được khả năng đối diện
với tính phức tạp không thể quy giản của đời sống và tìm cho tính phức
tạp ấy một ý nghĩa mà không hề viện đến con đường của sự đơn giản hóa.
Cuốn sách nói với chúng ta rằng một nhà văn có thể tìm đến với nhân
loại bằng cách đối diện với chính sự thật về dân tộc của anh ta, một sự
thật trần trụi nhất và tàn nhẫn nhất, thông qua cuộc đời của một con
người, một con người bình thường. Đó cũng chính là cách mà nhà văn đảm
đương trách nhiệm với chính dân tộc của mình. Ở ý nghĩa ấy, phải chăng
nó cũng là một gợi ý cho chính những nhà văn Việt Nam?



Théodore Adorno từng có lúc thốt lên rằng: "Sau Auswitch, làm sao còn
có thể làm được thơ trữ tình". Quả tình rằng đôi khi đời sống dạy cho
chúng ta rằng trước sự trần trụi của nỗi thống khổ thì ca ngợi một bông
hoa đẹp hay một "con nai vàng ngơ ngác" là một sự tàn nhẫn và vô luân
bởi nó quay lưng lại với nỗi thống khổ. Nhưng Khaled Hosseini lại cho
chúng ta thấy một điều rằng, sau Auswitch và sau cả những "Auswitch
phẩy" của thế kỉ cuồng dại vừa qua, trữ tình vẫn cứ là cần thiết. Khi
nó là trữ tình về chính cái ác và nỗi thống khổ. Và đó phải chăng cũng
là một bài học?




Lương Xuân Hà

Nguồn: Tia Sáng
Về Đầu Trang Go down
Bella Cullen
Học sinh xuất xắc
Học sinh xuất xắc
Bella Cullen


Tổng số bài gửi : 166
Age : 34
Đến từ : Class 6/1
Registration date : 23/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeMon Feb 02, 2009 3:38 pm

Hay đấy!!
Về Đầu Trang Go down
Anh Thy
Admin - Kitty Archuleta
Anh Thy


Tổng số bài gửi : 467
Age : 29
Đến từ : David Archuleta's heart^^
Registration date : 11/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeMon Feb 02, 2009 4:47 pm

chị mới coi phim mà cũng cảm động nữa là, nói chung là truyện này đầy tính nhân văn sâu sắc, cần phải đọc gấp
Về Đầu Trang Go down
https://hermanndn.forumvi.com
Bella Cullen
Học sinh xuất xắc
Học sinh xuất xắc
Bella Cullen


Tổng số bài gửi : 166
Age : 34
Đến từ : Class 6/1
Registration date : 23/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeThu Feb 05, 2009 4:30 pm

em sẽ đọc mà..vấn đề là thời gian??
Về Đầu Trang Go down
emvanlacobe1123
Học sinh mới
Học sinh mới
emvanlacobe1123


Tổng số bài gửi : 7
Registration date : 27/04/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeSat May 02, 2009 8:56 am

nhung chuyen nay hay lam
Kon thi post len cho moi nguoi doc voi nha
Về Đầu Trang Go down
Anh Thy
Admin - Kitty Archuleta
Anh Thy


Tổng số bài gửi : 467
Age : 29
Đến từ : David Archuleta's heart^^
Registration date : 11/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeSat May 02, 2009 3:46 pm

hơ hơ cuối cùng thì cũng có ng` đọc cái nì, tui tên là Thy ko phải "Kon thi" nhá. Để đi kiếm xem thử có ko
Về Đầu Trang Go down
https://hermanndn.forumvi.com
ginny_wesley
Học sinh mới
Học sinh mới
ginny_wesley


Tổng số bài gửi : 20
Registration date : 23/01/2009

The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitimeSat May 23, 2009 6:40 pm

NĐD thấm thía lắm, mí nhok cố đọc naz'! Trinh có dêy, đứa nào thuê ko, 5k/lần thui na' The Kite Runner - Người đua diều 628190
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





The Kite Runner - Người đua diều Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: The Kite Runner - Người đua diều   The Kite Runner - Người đua diều Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
The Kite Runner - Người đua diều
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bình luận cho DJ đi mấy pác !!!
» 9/2 vô đối làm quen với mọi người đây!!!
» Box FifaOnline2! Mọi người vào đây thảo luận!
» [Hướng dẫn] 8 Skills căn bản cho người mới tập PenSpinning!!!
» Bình chọn "HOT BOY" nè mọi người!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hermann - Gmeiner School :: Sân trường :: Giới thiệu sách-
Chuyển đến